Phân tích thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.


Phân tích thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Hướng dẫn

Phân tích thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân là một nhà thơ tài hoa ngay từ khi ông sáng tác ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm có giá trị. Một trong số đó là những sáng tác về những người tài trong xa hội cũ. Từ đó ông như muốn dựng lại những hình ảnh của những người anh hùng một thời. trong đó có hình tượng HUấn Cao trong Chữ người tử tù- đó chính là hình ảnh của Cao Bá Quát một người có tấm lòng nhân nghĩa lại có tài viết chữ đẹp

Nổi bật lên trong chữ người tử tù chính là tinh huống Huấn Cao viết chữ tặng viên quản ngục. Như chúng ta đã biết Huấn Cao là một người không những anh hùng mà còn tài viết đẹp. Còn Viên quản ngục chính là người mà trông coi tử tù ông sống trong một môi trường đầy rấy những người mang trọng tội, tuy nhiên ông lại rất yêu cái đẹp. điều này được thể hiện khi mà ông muốn có chữ của Huấn Cao treo trong nhà bởi vì ông nghĩ ai mà có chữ của Huấn Cao mà treo trong nhà thì cô cùng quí

Khi nghe tin Huấn Cao được giải giam tại đây thì ông vui mừng khi gặp được người mà mình kính trọng nể phục. chính vì thế mà ông luôn thiết đãi rượu thịt ưu tiên cho HUấn Cao ở một phòng giam riêng và luôn tỏ ra kính cẩn đối với HUấn Cao.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Tính cách của Huấn Cao lại vô cùng ngang tàng và ương ngạnh cũng không để ý tới mấy trò tiểu nhân nếu có ai đó muốn hãm hại mình cho nên vẫn nhận rượu thịt như không hề có chuyện gì xảy ra.

Hơn thế hình ảnh của Huấn Cao tỏ ra khinh thường một người như viên quản ngục lại được thể hiện rõ ở chỗ Huấn Cao không bao giờ muốn viên quản ngục lại gần phòng giam của mình.

Như những gì đã nói viên quản ngục vô cùng quí trọng Huấn Cao mà ngỏ ý muốn xin chữ của ông nhưng thật khó khăn trong tình cảnh này cho nên đã nhờ thầy thơ lại ngõ lời. khi biết được ước nguyện đó của viên quản ngục Huấn Cao như thay đổi suy nghĩ và chợt thốt ra một câu:

“ Suýt chút nữa thì ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Từ câu này chúng ta có thể hiểu rằng trong con người và suy nghĩ của Huấn Cao về viên quản ngục đã có sự thay đổi. sự thay đổi đó là từ một người mà Huấn Cao tỏ sang khinh thường nay lại trở sang trân trọng bởi tấm long của viên quản ngục.

Không gian cho chữ thật đối lập với những lẽ thông thường mỗi khi quyết định cho chữ. Thường thì đó là những chốn cảnh đẹp nên thơ không thì cũng long trọng nhưng cảnh cho chữ này lại được diễn ra ở một chốn lao tù nhiều người, ẩm thấp đầy những phân chuột phân gián và tối tăm. Tuy nhiên cảnh tượng cho chữ trong nhà giam lại khiến cho chúng ta xúc động vô cùng. Bởi người cho chữ là một người nể phục những tấm lòng trong cuộc sống còn người xin chữ thì yêu cái đẹp và trân trọng người tài. Huấn cao đã tô nét chữ để tặng cho viên quan ngục như chính lời mà ông muốn dành cho viên quan coi ngục. bên cạnh việc cho chữ thì Huấn Cao còn khuyên răn viên quản ngục nên về quê nếu cứ ở đây thì mất cái thiên lương trong sáng ấy mất. chính việc coi viên quản ngục như một người thân người nhà thì ông mới có những lời khuyên răn từ đáy lòng vậy được

Xem thêm:  Suy nghĩ của em trước bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

Hoàn cảnh khác nhau đã đẩy con người vào những tình thế khác nhay tuy nhiên cái cốt lõi ở trong tâm hồn mỗi con người hay bản chất thiên lương của họ thì chẳng bao giờ có thể thay đổi. mỗi người đều có một cái nhìn nhưng cái nhìn đó sẽ thay đổi khi đối diện với những điều trong sáng thiên lương của những người xung quanh chúng ta. Không thể nhìn bề ngoài mà có thể đánh giá bản chất và cả con người của họ được

Nguồn: Bài văn hay

Theo Khotangvan.com

Bài viết liên quan