Phân tích tính sử thi trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành


Đề bài: Phân tích tính sử thi trong văn bản “ Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành.

Nói đến Nguyễn Trung Thành là nói đến nhà văn cách mạng đã trưởng thành từ khói lửa của cuộc chiến tranh vệ quốc dân tộc. Ông là cây bút văn xuôi chuyên nghiệp, chủ yếu viết về đề tài chiến tranh. Ông gắn bó nhiều với Tây Nguyên và được cho là nhà văn thành công nhất khi viết về mảnh đất này. Một trong những tác phẩm đó phải nói đến là “ Rừng Xà Nu” với những con người hùng của dân tộc Tây Nguyên. Tác phẩm đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Sử thi là những áng văn tự sự (bằng văn vần hoặc văn xuôi) có quy mô hoành tráng miêu tả và ca ngợi những thành tựu những sự kiện có tính chất toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng ca ngợi những anh hùng bộ tộc mang sức mạnh thần kỳ tiêu biểu cho phẩm chất và khát vọng của bộ tộc. Mỗi bộ sử thi chính là niềm tự hào to lớn của dân tộc đó. Sử thi thời cổ đại là thể loại một đi không trở lại. Nền văn học hiện nay không còn thể loại sử thi nữa nhưng cái không khí tính chất của sử thi vẫn được người cầm bút mang vào trong các sáng tác. Và chất sử thi đã làm nên giá trị làm nên sức sống cho từng trang viết làm sống lại không khí hùng tráng của một thời đại anh hùng. Sâu đậm nhất là văn của Nguyễn Trung Thành.

Tính sử thi thể hiện ở điểm thứ nhất là “mang tính chất toàn dân”. Năm 1965 kể thù của chúng ta là đế quốc Mĩ mở rộng phạm vi bờ cõi nước ta toàn Miền Bắc sau đó trực tiếp kéo quân tham chiến Miền Nam hòng giành lại thế chủ động. Với lực lượng đông, vũ khí trang bị hiện đại của quân giặc nhân dân ta rất lo lắng. Đúng thời điểm đó “Rừng Xà Nu” ra đời như luồng gió mới của ngày hè” xua tan nỗi lo của nhân dân Bắc. Tây Nguyên là vùng đất màu mỡ tốt tươi cũng là vùng đất gắn bó với Nguyễn Trung Thành đầy yêu thương với con người cũng như cây cối nơi đây.

Xem thêm:  Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về giá trị giáo dục của tác phẩm văn học

Từ chủ đề, đề tài sáng tác rồi cho đến việc xây dựng hình tượng nhân vật điển hình cũng mang đậm chất sử thi. Nguyễn Trung Thành khi viết về cây Xà Nu như biểu tượng của tinh thần chiến đấu của dân Tây Nguyên nói riêng và con nguười Việt Nam nói chung. “Cả rừng Xà Nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra (…) rồi dần dần bầm lại, đen và đã quyện lại thành từng cục máu, hình ảnh rừng xà nu bị tàn phá bởi đạn đại bác của Mĩ. Đây cũng chính là một hiện thực khắc nghiệt trong cuộc chiến tranh. Giặc Mĩ điên cuồng bắn phá thiên nhiên và con người. Với Tnú, với dân làng Xô Man, với người Tây Nguyên, đó là món nợ phải trả bằng máu. Sức sống mãnh liệt của rừng Xà Nu cũng là sức sống bất diệt của dân làng Xô Man, của con người Tây Nguyên: Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng… Hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu mang ý nghĩa tượng trưng cho dân làng Xô Man luôn khao khát vươn tới cuộc sống tự do, cuộc sống độc lập. Nhưng cũng có những cây vượt lên được đầu người (…) Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng (…) thay thế những cây đã ngã. Sự vươn lên mạnh mẽ của cây Xà Nu cũng chính là sự tiếp nối của các thế hệ trong cuộc đấu tranh một mất một còn với giặc Mĩ của dân làng Xô Man, của con người Tây Nguyên (tiêu biểu là Dít, Bé Heng…)

Xem thêm:  Tư tưởng đất nước của nhân dân qua đoạn thơ cuối trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Bằng những chi tiết trong tác phẩm đã khắc hoạ các nhân vật anh hùng trong những khía cạnh khác nhau, họ sẽ mãi được lưu thơm và luôn trong tâm trí của nhân dân. Sau ba năm đi bộ đội, Tnú trở về thăm làng Xô Man ẩn sau ngọn đồi Xà Nu cạnh con nước lớn và thấy làng mình đã trở thành làng kháng chiến, những đứa trẻ trong làng như Dít và Bé Heng đã trở thành du kích. Đêm ấy, cả làng tụ họp, Dít kiểm tra giấy phép xong, cụ Mết tự hào kể lại cho mọi người nghe trang sử đấu tranh đồng khởi của làng, gắn bó sâu sắc.

Cha mẹ chết sớm,Tnú được dân làng Xô Man chăm sóc và nuôi dưỡng. Hồi ấy, Mỹ- Diệm khủng bố dữ dội, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ (anh Quyết). Tuy còn nhỏ tuổi, Tnú và Mai được giao làm liên lạc cho anh Quyết, rồi được anh Quyết dạy chữ. Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện Tnú bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng vẫn không khai. Ba năm sau,Tnú vượt ngục trở về thì anh Quyết đã hi sinh. Đó là một phần cuộc đời anh hung cách mạng và cũng là nhân vật trung tâm cuộc đời thơ ấu đầy biến động của thời kì lịch sử.

Tnú cưới Mai và cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu. Hay tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai giặc. Thằng Dục đưa lính đến lùng sục vây ráp. Cụ Mết, Tnú, cùng thanh niên lánh vào rừng. Không bắt được Tnú, bọn giặc bắt Mai với đứa con nhỏ chưa đầy tháng của hai người đánh đập dã man cho đến chết. Tnú xông ra nhưng không cứu được vợ con mà còn bị chúng bắt trói và tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay để khủng bố tinh thần dân làng. Thế nhưng, cũng ngay đêm ấy, khi Tnú bị Bắt, Cụ Mết đã dẫn thanh niên vào rừng lấy giáo mác cất giấu đem về và bất ngờ đồng loạt xông vào giết hết lũ giặc. Làng Xô Man đồng khởi thắng lợi. Tnú gia nhập Giải phóng quân. Anh dũng cảm lập chiến công, được cấp chỉ huy cho về phép. Sáng hôm sau, Tnú lại chia tay dân làng về đơn vị. Cụ Mết và Dít tiễn Tnú. Ba người nhìn ra xa thấy đồi xà nu xanh ngút ngàn trải dài tới tận chân trời. Họ chia tay nhau ở đồi xà nu, cạnh con nước lớn.

Xem thêm:  Phân tích chín câu thơ đầu trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Hình ảnh Tây Nguyên đậm chất sử thi, vừa đau thương gian khổ vừa bất khuất kiên cường. Thiên nhiên cũng phải chịu đau thương tan tác như con người khi có chiến tranh. Giặc càn quét, người thì bị tra tấn như Tnú, người thì chết mất mạng như anh Quyết,..Cuộc sống bình yên bị phá vỡ.

Nghệ thuật xây dựng kết cấu truyện lồng ghép và cấu trúc cuối đàu tương ứng. Mở đầu là hình ảnh rừng Xà Nu kết thúc cũng là rừng Xà Nu để khẳng định sức sống bất diệt của con người và đem lại cảm hứng lạc quan cho tác phẩm. Truyện lồng truyện các câu truyện đan xen nhau linh hoạt, quá khứ lồng hiện tại, tiếp nối giũa các thế hệ. Cấu trúc này gợi mở nhiều suy tưởng đem lại thành công cho tác phẩm.

Việc chọn người dẫn và kể truyện cũng cổ kính sử thi qua nhân vật cụ Mết như nhân chứng lịch sử, là hình tượng phản phất của các già làng trong sử thi Tây Nguyên là linh hồn của Xô Man.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan