Phân tích truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc- Văn lớp 12


Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc

Bài làm

Tác giả Nguyễn Ái Quốc là một nhân vật yêu nước, nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc của nhân dân ta. Trong thời gian này tác giả Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở nước Pháp, nên người có cơ hội phản hồi và biết được tình hình lúc đó.

Ngay từ nhan đề của truyện ngắn “Vi hành” đã gợi lên sự tò mò cho người đọc vì Vi hành chỉ dành cho những người yêu dân, muốn giấu đi thân phận thật của mình để quan sát dân chúng sống như thế nào nhưng Khải Định là một vị vua ham sống sợ chết, bán nước cho thực dân Pháp, ông ta đi sang nước Pháp – Quốc mẫu nhằm mục đích riêng tư, vì lợi ích cá nhân chứ không phải vì dân chúng.

Tác giả Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện sự khôn khéo trong phong cách của mình dưới dạng một bức thư gửi tặng em gái của mình. Truyện có yếu tố hư cấu nhưng nhờ đó nó gợi tả những sự thật, lật tẩy bộ mặt chuyến viếng thăm nước mẹ của Khải Đinh.

Tác giả đã xây dựng tình huống truyện độc đáo bằng sự nhầm lẫn tai hại, khi mà nước Pháp nhìn ai da vàng mũi tẹt cũng đều là vua của nước An Nam.

Đôi trai gái trong nhà hàng nhìn thấy tác giả Nguyễn Ái Quốc cứ tưởng là vua, rồi chỉ trỏ cười cợt thể hiện việc vua Khải Định đến nước Pháp chỉ như một con hề trò lố của thiên hạ mà thôi.

Xem thêm:  Suy nghĩ về tuổi hai mươi

Đến cả chính quyền nước Pháp cũng không phân biệt được đâu là Nguyễn Ái Quốc người cần phải quản thúc theo dõi và đâu là vua Khải Định người cần phải tiếp đón.

Trong thực tế sẽ không bao giờ có một sự việc nhầm lẫn tai hại như vậy, nhưng trong tác phẩm của mình tác giả đã thể hiện tình tiết khéo léo để làm cho truyện ngắn trở nên hấp dẫn hơn.

Qua lời trò chuyện của đôi trai gái người da trắng mắt to mũi lõ người Pháp thì người đọc có thể tưởng tượng ra được chân dung của vị vua Khải Định khi đi sang Pháp với vẻ mặt ngây ngô lúng túng, thể hiện sự lố lăng…

Trong mắt những người dân Pháp chúng coi thường khinh bỉ người gọi là vua của nước An Nam vô cùng, chẳng có gì là nể trọng cả. Hắn chẳng qua chỉ là một cây gỗ mục tạc thành tượng bắt mọi người phải thờ cúng mà thôi, chứ thực chất chẳng có tài cán gì. Đó cũng chính là sự thật thối nát của chế độ phong kiến cha truyền con nối xưa kia.

Chính sự tinh tế, trong ngôn ngữ tình huống truyện độc đáo của tác giả Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng truyện ngắn Vi Hành thành công, gây ra những tiếng cười sâu sắc đả kích lớn với vua Khải Định với thái độ rúm ró bán nước hại dân.

Xem thêm:  Phân tích Tây Tiến của Quang Dũng.

Chính vì vị vua bán nước đó mà nước chúng ta trở thành thuộc địa của Pháp, biến thành nô lệ, thực dân Pháp đầu độc dân ta bằng thuốc phiện và rượu cồn để cho chúng dễ bề cai trị.

Sự độc đáo của truyện ngắn còn thể hiện ở cách viết châm biếm dí dỏm của tác giả. Thể hiện ngòi bút linh hoạt, văn phong ngắn gọn xúc tích nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Chất hài hước trong truyện mang tính sinh động, hoạt ngôn sôi nổi của phương Tây, nhưng chứa trong đó là sự sâu sắc của văn chương Phương Đông.

Truyện ngắn Vi hành chứng minh cho khả năng sáng tạo nghệ thuật tinh tế, ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc. Trong mỗi tác phẩm của mình Nguyễn Ái Quốc đều chứa đựng những mục đích cách mạng, vũ khí đấu tranh cho tinh thần yêu nước của tác giả.

Truyện ngắn “Vi hành” đã gây được một tiếng vang lớn đối với nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới. Những người có tư tưởng tiến bộ tôn trọng sự thật.

Nguồn: Văn mẫu hay

Bài viết liên quan