Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự


Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Hướng dẫn

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. Bài làm của bạn Nguyễn Phương Anh học sinh lớp 10 trường THPT Lương Thế Vinh Hà Nội

1. Điền từ

a. Liên tưởng: Từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.

b. Quan sát: xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng

c. Tưởng tượng: tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cáu không hề có ở trước mắt, hoặc còn chưa hề gặp

2. Miêu tả có nghĩa là vẽ lại- bằng ngôn ngữ hoặc một phương diện nghệ thuật nào khác- một sự vật, sự việc, phong cảnh hoặc con người sao cho chân thực, cụ thể, sinh động. Nhưng, để miêu tả cho tốt, cho hay thì chúng ta không chỉ cần quan sát kĩ càng mà cần phát huy tối đa khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

+ Quan sát chỉ giúp chúng ta có thêm những sự kiện, chi tiết làm chất liệu cho sáng tạo nghệ thuật

+Liên tưởng giúp chúng ta so sánh, phát hiện ra cái riêng, cái chung, cái độc đáo của đối tượng

+ Tưởng tượng lại là khâu quyết định chất lượng sáng tạo trong hoạt động sáng tạo trong miêu tả.

3. Để câu chuyện mình kể không gây cảm giác khô khan, người kể chuyện cần kết hợp bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật (hoặc của bản thân) trong quá trình tự sự. Song những cảm xúc, những rung động ( để biểu cảm) được nảy sinh từ sự quan sát chăm chú, kĩ càng, tinh tế; từ sự vận dụng, liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức; từ những sự vật, sự việc khách quan đã hoặc đang lay động trái tim người kể.

Xem thêm:  Tóm tắt tác phẩm Số phận con người của tác giả Sô-lô-khốp

-> Ý (d) không chính xác. Vì cảm xúc chính là sự rung động trong trái tim, do đó mà không thể tìm cảm xúc trong cảm xúc.

Theo Khotangvan.com

Bài viết liên quan