Soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh


Soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh

Hướng dẫn

Soan bai Tuyen ngon doc lap – Đề bài: Soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh

Câu 1: Nêu nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh

+ Văn học là vũ khí chiến đấu của mọi thời đại, chính vì thế Hồ Chí Minh cho rằng văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại, nó phục vụ thiết thực cho cuộc sống, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Ông cho rằng nhà văn cũng là chiến sĩ trên mọi mặt trận.

+ Văn chương luôn phải mang tính chân thực, mang lại lợi ích cho dân tộc. Xuất phát từ cái chung.

+ Khi viết ông phải xác định mục đích viết rõ ràng, ông luôn đặt ra 3 câu hỏi khi viết bài: Viết cho ai?, Viết để làm gì?, Viết cái gì? và Viết như thế nào?

+ Chính những điều đó mà các tác phẩm của Hồ Chí Minh luôn đa dạng, phong phú, phục vụ thiết thực cho cuộc sống của mọi thời đại.

+ Văn học là tiếng nói của tình đồng chí, đồng đội, là tấm gương phản chiếu mọi vấn đề của thời đại.

Câu 2: Những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh:

+ Kho tàng văn học của ông vô cùng phong phú, bao gồm rất nhiều thể loại, mỗi thể loại gồm rất nhiều những tác phẩm hay, nổi bật cho sáng tác của ông gồm thể loại: Văn chính luận, thơ, bút ký…

Xem thêm:  Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

+ Mỗi thể loại có cách viết khác nhau nhưng nó có cùng điểm chung là đều viết về dân tộc, viết về sự tự do, mong muốn khát vọng của con người.

+ Những tác phẩm của ông viết ra đều với mục đích tố cáo tội ác của kẻ thù, đề cao tinh thần chiến đấu của dân tộc, phát triển và nâng cao được chất lượng cuộc sống của mỗi người.

+ Mỗi tác phẩm của ông đều chứa đựng tinh thần yêu nước cháy bỏng, một trí tuệ sáng suốt, với lời văn chặt chẽ, ngắn gọn, súc tích.

+ Trong thể loại văn chính luận các tác phẩm nổi bật của ông là: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); Tuyên ngôn độc lập (1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

+ Đối với thể truyện và ký, đó là những câu chuyện nhỏ, viết ra nhằm tố cáo tội ác dã man của bọn đế quốc sừng xỏ.

+ Với cách sử dụng từ ngữ linh hoạt, sắc xảo, nghệ thuật sâu rộng.

+ Đối với thể loại này có một số bài tiêu biểu như: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922); Vi hành (1923); Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925); Nhật ký chìm tàu (1931); Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)

+ Đặc biệt đối với thể loại thơ ca, đây là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong thể loại của ông, với tài năng và tâm hồn người nghệ sĩ Hồ Chí Minh đã sáng tác lên những vần thơ đanh thép, tiêu biểu đó là tác phẩm: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Mỵ để thấy được sức sống tiềm tàng của nhân vật này qua truyện Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh

+ Phong cách nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu trong sáng tác của hồ Chí Minh là lời lẽ ngắn gọn, súc tích, những lập luận chặt chẽ, đanh thép, cộng hưởng với những dẫn chứng giàu sức thuyết phục người đọc.

+ Đối với thể loại văn chính luận, hiện đại, mang tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.

+ Thơ của ông có sự kết hợp giữa cổ điển và biện pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và chất thép, hàm xúc, giản dị, người đọc dễ hiểu.

Theo Khotangvan.com

Bài viết liên quan