Sự sáng tạo độc đáo về chủ đề và bố cục trong “Khóc Dương Khuê” (Nguyễn Khuyến)


Sự sáng tạo độc đáo về chủ đề và bố cục trong “Khóc Dương Khuê” (Nguyễn Khuyến)

Hướng dẫn

Sự sáng tạo độc đáo về chủ đề và bố cục trong “Khóc Dương Khuê” (Nguyễn Khuyến)

BÀI LÀM

Khóc Dương Khuê là bài thơ hay, là đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác của Nguyễn Khuyến. Bài thơ có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều thế hệ. Ở quê tôi, mà có lẽ cũng nhiều nơi như thế, trong các buổi lễ hiếu, lễ thọ các cụ rất thích đọc bài thơ này và bài Di chúc của Nguyễn Khuyến.

Từ sự nhận thức về bài văn, chúng tôi xin đề xuất thêm vài ý kiến nhỏ:

a) Về chủ đề bài văn: Thông thường, ở mỗi bài văn tế, (Văn tế Phan Châu Trinh của Phan Bội Châu, Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu chẳng hạn) đều có thể phát biểu chủ đề một cách ngắn gọn: Ca ngợi và tiếc thương. Ca ngợi là ca ngợi công đức, sự nghiệp của người đã khuất. Bài văn tế hay phải miêu tả, ca ngợi được những nét tiêu biểu, điển hình của người đó. Mặt khác, người làm bài văn (thường thì đọc khi đứng tế luôn) còn tỏ rõ niềm thương tiếc của mình. Niềm tiếc thương này càng quảng đại, càng đại diện cho được nhiều người bao nhiêu, bài văn càng có giá trị. Đôi khi, trong quá trình miêu tả, ca ngợi các tác giả có lồng vào lời phê phán. Cũng phải thôi, ở đời ai mà hoàn mỹ, hoàn hảo được. Khi Phan Bội Châu viết về Phan Châu Trinh: Quay đầu lại giả ơn tù đảo, tấm thân già con nặng gánh giang sơn; Bước chân đi tìm bạn Âu châu, đôi tay trắng quyết phất cờ xã hội là tác giả có ý phê phán chủ chương “Pháp – Việt đề huề” của ông Tây Hồ. Ây vậy mà lời phê phán khéo léo đó đã chìm hút đi trong câu thơ tuyệt bút. Viết Văn tế Nghĩa sĩ cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu cũng nhằm ca ngợi và tiếc thương những người nghĩa sĩ đã vong trận.

Xem thêm:  Bàn về sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: “Nhìn một... trần thế nhất". Thông qua việc phân tích một số bài thơ của Xuân Diệu viết trước cách mạng, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên

Với bài Khóc Dương Khuê thay vì ca ngợi công đức sự nghiệp của bạn, Nguyễn Khuyến đã đưa một chuỗi hồi ức đẹp đẽ về tình bạn. Cũng có chỗ tác giả tỏ ý chê trách bạn. Nhưng trách mà thương, có thương mới trách. Chính vì xác lập ý tưởng của mình như thế ngay từ lúc cầm bút nên tác giả mới lấy nhan đề Khóc Dương Khuê. Như vậy, ngay từ chủ đề, tác giả đã ghi một sáng tạo. Chúng tôi nhận thấy việc phát biểu chủ đề là cần thiết.

b) Về bố cục bài thơ: Với bố cục của bài thơ, Nguyễn Khuyến ghi thêm một điểm sáng tạo thứ hai. Văn khóc bạn, viếng bạn là loại văn điếu người chết. Nó cũng theo một lề lối như bài văn viết theo thể phú Đường luật. Nghĩa là phải có bốn đoạn (lung khởi, thích thực, ai vãn và kết), Nguỵễn Khuyến thuộc hàng khoa bảng đậu đạt, ông nắm vững, thành thục mọi quy định của loại văn này. Nhưng tác giả muốn sáng tạo. Ở bài này, trên căn bản tác giả vẫn men theo mạch kết cấu của bài văn theo thể phú Đường luật. Cái mốc để chia đoạn là khúc rẽ trong đồ thị diễn biến tình cảm của tác giả.

c) Về cơ sở của tình bạn: Điều này quan hệ đến cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc đời và văn nghiệp của Dương Khuê. Cái vị thế của Dương Khuê cũng giống như người nghĩa sĩ trong bài văn tế “Nghĩa sĩ Cần Giuộc”, có một vai trò quan trọng nếu không muốn nói là định đoạt ít nhất là với giá trị nội dung bài thơ. Về điểm này, sách giáo viên, văn 11, NXB Giáo dục – 1991 có ghi một câu ngờ ngợ: “Dương Khuê thì làm quan cho Pháp, và chạy theo lối sống hành lạc. May là trong tâm can có lúc còn chút ngao ngán với sự đời… Tình hình như thế, nhưng Nguyễn Khuyến vần giữ tình bạn cũ”. Nói Dương Khuê làm quan cho Pháp thì Nguyễn Khuyến làm quan cho ai? Một câu danh ngôn đại ý nói: Muốn biết một người tốt xấu ra sao ta hãy xem bạn của người đó. Gớt – nhà thơ Đức nổi tiếng cũng nói: “Hãy cho tôi biết anh giao du với ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là ai”. Nguyễn Khuyến giao du với Dương Khuê. Qua bài thơ, ông đã nhìn nhận bạn mình một cách thẳng thắn và đích xác. Cả bài thơ là những dòng tình cảm nóng hổi, chân thành chảy tràn trề, tự nhiên từ đáy lòng Nguyễn Khuyến dành cho bạn. Đây quyết không thể là một sự chiếu cố.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Hầu Trời” của Tản Đà thi sĩ

Như trên đã nói, câu hỏi ở giáo khoa có chi tiết mà chưa đủ. Các câu hỏi có nghiêng về nêu những biểu hiện của tình bạn mà chưa lí giải được nguyên nhân, cơ sở của nó. Chúng tôi nghĩ đây là một mặt nội dung quan trọng cần chỉ rõ.

Theo Khotangvan.com

Bài viết liên quan