Tập làm văn 6 đề 16: kể về một lần em mắc lỗi


Tập làm văn 6 đề 16: kể về một lần em mắc lỗi

Hướng dẫn

Kể về một lần em mắc lỗi

YÊU CẨU

  • Xác định: Lỗi lầm gì? xảy ra ở đâu? Bao giờ? Nguyên nhân thế nào? Điều quan trọng là lựa chọn được những sự việc, hành động có ý nghĩa, có sức lôi cuốn người đọc.
  • Sự việc, hành động trong lòi kể phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (theo trật tự thời gian, không gian, nhân quả hay tâm lí), theo đặc điểm đốì tượng, theo ý đồ mà em lựa chọn.
  • Lựa chọn ngôi kể, giọng điệu kể cho thích hợp. Biết kết hợp giữa kể với miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Muốn cho văn bản kể sinh động, hấp dẫn, lời kê phải tự nhiên, chân thành, có cảm xúc,…

DÀN BÀI

MỞ BÀI

Giới thiệu về lần em mắc lỗi và lí do em chọn để kể lại.

THÂN BÀI

Những lần mắc lỗi ở mỗi người chắc rất khác nhau. Điều quan trọng là biêt lựa chọn sự việc, hành động có ý nghĩa để kể lại. Có thể kể theo hai cách:

  • Kể một chuỗi sự việc liên quan đến việc mắc lỗi:

+ Lỗi gì? Xảy ra ở đâu? Khi nào?…

+ Diễn biến của lỗi lầm ấy.

+ Nhận ra lỗi lầm, quyết tâm sửa chữa.

Tất cả các việc kể lại phải tập trung làm sáng tỏ một chủ đề nào đó và khắc hoạ được đặc điểm, tính cách của nhân vật. Ví dụ như ở bài 1 dưới đây: Vì giờ trước “tôi” vừa bị kiểm tra (nhân vật xưng “tôi” — người kể trong chuyện) nên “tôi” không chuẩn bị bài. Đến lớp thầy cô kiểm tra “tôi” bị điểm kém ; tôi lo sợ giấu mẹ ; đang ăn cơm mẹ nghe điện thoại biết và hỏi, nhưng vẫn giấu ; mẹ bỏ đũa bát vào phòng làm việc ngồi ; “tôi” ân hận…

  • Kể về một câu chuyện đặc biệt liên quan đến việc mắc lỗi của em:

+ Mở đầu câu chuyện.

+ Diễn biến câu chuyện.

+ Kết thúc câu chuyện.

Ví dụ như ở bài 2 dưới đây: “Tôi” (nhân vật ngưòi kể chuyện) vì nghịch ngợm mà mắc lỗi. Giờ kiểm tra làm xong bài, nghĩ ra trò viết lời giải dán vào lưng thầy giáo để cho các bạn chép ; các bạn được dịp thể hiện hết những mánh khoé láu lỉnh của tuổi học trò để chép bài ; nhưng không kịp phi tang ; thầy giáo biết và khiển trách, tôi ân hận, xin lỗi thầy giáo.

KẾT BÀI

Nêu cảm nghĩ (lỗi lầm không thể tha thứ ; hứa sẽ không mắc lỗi nữa).

Xem thêm Bài kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa tại đây.

Xem thêm:  Dựa vào các tác phẩm Truyện và Ký, Nhật ký trong tù của Hồ Chi Minh, hãy giải thích và chứng minh ý kiến: "Văn thơ Hồ Chí Minh có một phong cách nghệ thuật hết sức phong phú và đa dạng”

BÀI VĂN THAM KHẢO

Bài 1

Dù câu chuyện đã xảy ra khá lâu rồi nhưng em vẫn còn ân hận mãi. Đó là lần đầu tiên em mắc lỗi. Hình ảnh buồn bã của mẹ khi đó vẫn còn in đậm trong em.

Hôm đó, bầu trời trong xanh mát mẻ. Trên đưòng đến trường, em vui vẻ nghĩ: “Hôm qua, cô đã kiểm tra bài mình rồi nên chắc chắn hôm nay cô sẽ không kiểm tra nữa, mình chẳng phải học bài”. Vừa nghĩ, em vừa chạy nhanh đến trưòng cho kịp giờ. Vậy mà không ngơ hôm đó em lại bị gọi lên bảng kiểm tra bài cũ. Mang điểm không về nhà, em không biết mẹ sẽ xử sự ra sao. Vối lại đây là lần đầu tiên em bị điểm kém. Quá lo sợ, em quyết định giấu mẹ điểm kém này. Khi về nhà, em làm như không có chuyện gì xảy ra. Trong bữa cơm, hai mẹ con đang nói chuyện vui vẽ, bỗng chuông điện thoại vang lên. Hình như có chuyện quan trọng hay sao mà em cảm thấy khuôn mặt mẹ trở nên buồn bã. Nói chuyện điện thoại xong, mẹ trở lại bàn. Mẹ khẽ hỏi em:

  • Hà này, hôm nay ở lớp con có mắc lỗi gì không?

Em giật mình, chẳng lẽ mẹ đã biết chuyện. Giọng run run nhưng em vẫn lắc đầu:

  • Không có đâu! Con không làm việc gì có lỗi với mẹ cả.

Mẹ vẫn nhìn em, ánh mắt mẹ như xuyên vào lòng em. Mẹ không nói câu gì. Chắc mẹ đã biết em bị điểm kém rồi. Mẹ lặng lẽ bỏ đũa xuống và nói:

  • Mẹ mong con sẽ thật thà.

Rồi mẹ đi vào phòng làm việc. Qua cánh cửa hé mở, em nhìn thấy mẹ ngồi gục đầu xuống bàn, mái tóc ngắn loà xoà che hết khuôn mặt mẹ, nhưng em biết mẹ đang khóc. Hai bàn tay khô ráp của mẹ thường vuốt nhẹ má em còn bây giờ đang nắm chặt lấy nhau, run run.

Lúc đó, em đã cảm thấy thật hối hận. Khẽ đẩy cửa bước vào, em đến bên và khẽ gọi: “Mẹ!”. Mẹ vội lau nưốc mắt, ngước lên nhìn em. Đôi mắt mẹ đỏ hoe, cuối chân mày đã có nhiều nếp nhăn xuất hiện. Em bỗng thấy thương mẹ quá. Em ngập ngừng nói, nước mắt chảy dài:

  • Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ. Thật ra con đã nói dối mẹ. Hôm nay con không học bài nên bị điểm kém. Con ân hận lắm, mẹ ơi.
Xem thêm:  Em hãy tả một nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích theo trí tưởng tượng của em

Mẹ dịu dàng nói:

  • Con gái mẹ ngoan quá! Con đã biết nhận lỗi thế là rất tốt. Mẹ sẽ tha thứ cho con.

Rồi mẹ ôm em vào lòng. Em khẽ nói:

  • Con cám ơn mẹ,…

Thời gian trôi nhanh quá, mới đó mà đã mấy năm rồi. Mỗi lần nghĩ lại, em cảm thấy yêu mến mẹ vô cùng. Em hứa sẽ học hành chăm chỉ để mẹ không bao giờ phải phiền lòng, để những nếp nhăn ở khoé mắt mẹ không nhiều thêm nữa. Bởi vì em rất yêu mẹ, yêu nụ cười hiền từ của mẹ.

NHẬN XÉT

  • Sự việc, hành động được thuật kể lại chân thật, xuất phát từ đáy lòng nên cảm động, hấp dẫn.
  • Bố cục mạch lạc, chặt chẽ mở bài, kết bài khá hay.
  • Lời kể tự nhiên, trong sáng, giàu cả.m xúc.

Bài 2

Đã hai năm trôi qua, nhưng tôi nhớ mãi lần mắc lỗi khi tôi học lớp năm của thầy Nam. Đó là lần mắc lỗi lớn nhất của tôi từ khi cắp sách đền trường. Hôm đó, thầy vào lớp và nói với chúng tôi:

  • Các con lấy giấy ra kiếm tra toán.

Rồi thầy viết đề lên bảng. Bài kiểm tra không khó khăn lắm đối với tôi vì tôi học cũng khá môn này. Trong chốc lát, tôi đã hoàn thành bài kiểm tra trong khi các bạn trong lớp vẫn đang cắm cúi làm. Thầy luôn đi lại trong lớp từ lúc viết đề xong nên không đứa nào dám cóp bài. Tôi liền nghĩ ra là viêt bài giải của mình vào một tờ giấy rồi dán lên sau lưng thầy để cho các bạn trong lớp chép, Khi thầy đi qua, tôi nhanh chóng và nhẹ nhàng dán.tờ giấy đó lên lưng thầy. Các bạn trong lớp vẫn làm bài và thầy giáo không biết gì. Bỗng cả lớp xôn xao nhỏ rồi chép lấy chép để bài giải. Nhưng khổ nỗi, thầy Nam cứ đi đi lại lại nên khó mà có thể chép nổi. Dù vậy, có những đứa nghĩ ra cách hỏi ‘thầy vài câu hỏi cho thầy đứng lâu lâu một chút để những đứa khác chép rồi mình sẽ cóp lại từ chúng. Còn có đứa ngồi bàn đầu, nó giả vò lục lọi ngăn bàn lấy sách ra chép để thầy tới gần nó. Lúc đó, thừa thòi gian cho nó chép bài. Nhìn bọn bạn trong lớp làm đủ trò để chép bài giải đó, tôi thấy buồn cười quá… Cuối cùng, giờ làm bài cũng đã hết. Bài làm của từng đứa được thầy thu nhanh chóng. Giờ ra chơi bọn bạn lớp tôi luôn nhắc tới việc tờ giấy ghi bài giải đó khiến tôi bất chợt nhớ ra rằng: tôi chưa lấy lại nó. Trông vào lớp, thầy Nam vào lớp với vẻ mặt buồn rầu nhưng tôi còn thấy sự tức giận trên khuôn mặt thầy. Thầy hỏi cả lóp:

  • Ai làm chuyện này? Thầy giơ tờ giấy đó lên cho cả lớp coi – Trong các bài của cả lớp, thầy thấy lời giải đa so ” là giống tò giấy này. Vậy ai đã làm việc này?
Xem thêm:  Kể về một thầy giáo mà em quý mến

Can đảm lắm tôi mới dám đứng dậy tự nhận lỗi của mình. Tới đây, tôi mới thực sự nhận ra việc làm của mình là sai trái. Chính vì tôi làm như vậy đã khiến cả lớp dựa dẫm, không có sự tự tin khi làm bài kiểm tra. Điều đó cũng như tôi đã hại các bạn mình. Đáng ra, tôi sẽ phải chịu hình phạt đích đáng nhưng thầy Nam đã tha lỗi cho tôi và nói:

  • Con làm như vậy là không đúng. Tất cả các bạn trong lớp ta không ai được làm như thế nhé! Thầy sẽ cho các con làm bài kiểm tra khác.

Đó là lỗi lầm không thể tha thứ. Và tôi vẫn chưa thể tha thứ cho mình về việc làm thiếu suy nghĩ đó. Việc duy nhất có thể tha thứ cho tôi là phải học thật tốt, cố gắng trở thành người học trò tốt.

NHẬN XÉT

  • Có thể nói, bài văn được thuật kể thành một câu chuyện, tức là các sự việc, hành động của nhân vật được lựa chọn và kể lại có mở đầu, diễn biến và kết thúc — một chuyện nghịch ngợm của tuổi học trò. Trong một giò kiểm tra, “tôi” (nhân vật trong bài văn) đã nghĩ ra trò dán bài giải vào lưng thầy giáo để các bạn chép. Thế là cả lớp được dịp trổ hết các thói ranh ma của tuổi học trò ra để cóp bài, nhưng “tôi” đã không kịp phi tang và thầy giáo phát hiện ra. Thầy khiển trách. “Tôi” chân thành nhận lỗi và mãi mãi không quên lỗi lầm đó. Sự việc được thuật kể rất chân thật nên bài văn sinh động, hấp dẫn.
  • Bố cục mạch lạc, cân đối, mở, kết bài khá tốt.
  • Người viết đã khéo kết hợp giữa kể với phát biểu cảm nghĩ nên bài văn có sức truyền cảm.
  • Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất – nhân vật “tôi” – một “cái tôi” khi láu lỉnh, khi ân hận,… làm cho bài văn đậm đà chất trữ tình. Lời văn khá tự nhiên, trong sáng.

Theo Khotangvan.com

Bài viết liên quan