Tập làm văn 6 đề 18: Hãy kể về buổi lễ phát động Cuộc thi viết thư quốc tế UPU


Tập làm văn 6 đề 18: Hãy kể về buổi lễ phát động Cuộc thi viết thư quốc tế UPU

Hướng dẫn

Kể về buổi phát động Cuộc thi viết thư UPU

YÊU CẨU

  • Mỗi ngưòi tuỳ nhận thức, cảm xúc về buổi lễ phát động Cuộc thi viết thư quốc tế UPU mà lựa chọn sự việc để kể lại (tất nhiên, phải lựa chọn được những chi tiết đáng nhớ, gây ấn tượng sâu sắc).
  • Các çhi tiết trong lời kể phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, theo ý đồ mà em lựa chọn.
  • Lựa chọn ngôi kể, giọng điệu kể cho thích hợp. Phải biết kết hợp giữa kể với miêu tả, biểu cảm và nghị luận,… Lời kể tự nhiên, chân thành, có cảm xúc thì bài văn sẽ có sức truyền cảm.

DÀN BÀI

MỞ BÀI

Giới thiệu về buổi lễ phát động Cuộc thi viết thư quốc tế UPU ở trường. Hằng năm, trường em đều tổ chức lễ phát động cuộc thi này.

THÂN BÀI

  • Kể về không khí của buổi lễ.
  • Kể về diễn biến của buổi lễ: tập hợp, chào cờ, các đại biểu phát biểu, kết thúc buổi lễ.

KẾT BÀI

Nêu cảm nghĩ về buổi lễ.

Xem thêm Trong vai Sơn Tinh, hãy kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh tại đây.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Năm nào cũng vậy, cứ đến đầu tháng 12, trường em lại tô chức lễ phát động Cuộc thi viết thư quốc tế UPU. Năm nay, trường em tô chức phát động cuộc thi lần thứ 36.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Lượm của Tố Hữu

Hôm đó là một buổi sáng thứ hai đẹp trời, em bước vào cổng trường và thật bỡ ngỡ: sao hôm nay trưòng mình lại đông vui, tấp nập thế này. Thật ngạc nhiên, xung quanh em bao nhiêu là cờ hoa, có cả bóng bay nữa. Một khẩu hiệu lớn căng trước cửa văn phòng nhà trường: Lễ phát động Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 36. Em vui lắm, vì em biết ngày hôm nay chính là ngày mà em đã mong đợi. Em muốn được thử sức về môn Ngữ văn, về trí tưởng tượng của mình. Em vội chạy vào lớp cất cặp rồi mang ghế ra xếp hàng. Vừa lúc bác bảo vệ đánh ba hồi trống, chúng em đứng nghiêm trang làm theo mệnh lệnh của chị liên đội trưởng. Đầu tiên, chung em chào mừng các đại biểu tham dự. Khi đại biểu ngồi xuống, cô Yến, Tổng phụ trách, mới lên giới thiệu từng người một, có cả các cô Hiệu trưởng đã về hưu đến tham dự, rồi chúng em ngồi xuống chỗ của mình. Em vô cùng hồi hộp không biết đề thi lần này sẽ như thế nào. Khai mạc buổi lễ là màn biểu diễn văn nghệ của các bạn trong đội văn nghệ của nhà trường. Các bạn hát, múa làm cho không khí buổi lễ thêm trang trọng và sôi nổi hơn. Sau màn biểu diễn văn nghệ, chúng em đứng nghiêm trang làm lễ chào cò, mắt hướng về lá cò Tổ quốc. Kết thúc lễ chào cờ, cô Yến lên giới thiệu chương trình của buổi lễ. Sau đó là phần chúng em mong đợi nhất, bác Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, lên phát động cuộc thi và thông báo đề thi lần thứ 36: “Hãy tưởng tượng bạn là một động vật hoang dã, chỗ ở của bạn đang bị đe doạ, bạn hãy viết thư gửi con người xem họ có thể giúp gì cho bạn được không”.

Nhà trường cử một đại biểu của một chi đội lên phát biểu cảm tưởng và hứa sẽ tham gia cuộc thi thật tôt để không phụ lòng mong mỏi của mọi người. Cuối cùng, cô Tổng phụ trách lên nói lời kết thúc buổi lễ, cô chúc chúng em sẽ làm bài thật tốt.

Mặc dù đã kết thúc buổi lễ, nhưng em vẫn rất náo nức và phấn khởi. Em hứa sẽ tập trung tưởng tượng, suy nghĩ để làm bài thật hay, để mang giải cao về cho trường, cho bố mẹ.

NHẬN XÉT

  • Bài văn đã kể một chuỗi sự việc của buổi lễ phát động Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 36 ở trường. Ngưòi viết đã lựa chọn các sự việc, hành động chính, tiêu biểu đế thuật kể lại và qua đó làm nổi bật được không khí tưng bừng của buổi lễ.
  • Bố cục chặt chẽ, mạch lạc. Mở bài, kết bài khá tôt.
  • Lời văn trong sáng, tự nhiên, có cảm xúc. Duy có một từ đã dùng cần được sửa chữa “chìm đắm” — “tập trung suy nghĩ”.

KỂ CHUYÊN TƯỞNG TƯƠNG

Trong chương trình Ngữ văn 6, học kì I, kể chuyện tưởng tượng là một kiểu bài văn tự sự rất lí thú. Kiểu bài này giúp các em rèn luyện, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo phong phú của mình. Kiểu bài kể chuyện tưỏng tượng có một số dạng như: đồ vật kể chuyện, đóng vai một nhân vật trong truyện để kể, đổi ngôi kể hay tưởng tượng đoạn kết mới cho một truyện cổ tích, kể ngược lại truyện cũ,…

Xem thêm:  Soạn bài lớp 11: Tinh thần thể dục

Muốn làm bài văn kể chuyện tưởng tượng tốt, cần lưu ý: Thứ nhất, các em cần nắm chắc ý nghĩa văn bản truyện. Thứ hai, phải biết kể sáng tạo những tình tiết truyện theo tưởng tượng của mình – những sáng tạo ấy cần phù hợp và lôgíc với văn bản đã có. Thứ ba, phải biết chọn ngôi kể thích hợp, đồng thời vừa kể vừa phải biết kết hợp với miêu tả và bộc lộ cảm nghĩ để bài văn có sức lôi cuốn ngưòi đọc… Nếu đảm bảo được những yêu cầu đó, bài viêt của các em sẽ thành công.

Theo Khotangvan.com

Bài viết liên quan