Cảm nhận của em về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh


Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.

Bài làm

Trong dòng chảy của nền văn học dân tộc, cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo tựa hồ hai mạch ngầm xuyên suốt, dào dạt chảy không ngừng nghỉ qua bao chặng đường lịch sử. Hồ Chí Minh là một trong những nghệ sĩ đã hòa quyện cả hai nguồn cảm hứng lớn lao đó vào trong tác phẩm của mình một cách vô cùng tài tình, uyên bác. Bài thơ “Chiều tối” là tác phẩm tiêu biểu cho điều đó

 “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng.”

Hồ Chí Minh (1890 –1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê nội ông là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Cha là một nhà Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), từng đỗ phó bảng. Mẹ ông là bà Hoàng Thị Loan (1868-1901). Người là nhà cách mạng lỗi lạc, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20.

Bài thơ “Chiều tối” nằm trong tập thơ “Nhật ký trong tù” (còn gọi là “Ngục trung nhật ký”) là một tác phẩm văn học gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943. Bài thơ kể về quãng đường Hồ Chí Minh bị áp giải tới nhà tù thực dân, qua đó tố cáo chế độ nhà tù khắc nghiệt, tàn ác của chính quyền Tưởng Giới Thạch.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Chí Phèo

Hai câu thơ đầu là không gian rừng núi đại ngàn:

  “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”

Cánh chim là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca, thường mang yếu tố gợi nỗi buồn tịch. Nói về cánh chim, Hồ Chí Minh dùng từ “mỏi”. Người thường thấy cánh chim đang bay, còn Hồ Chí Minh lại thấy chim “mỏi”. Sau một ngày dài kiếm ăn mỏi mệt, những cánh chim chiều trở về tổ tựa như lòng người vậy. Suốt cả một ngày đôi chân xiềng xích phải bước từng bước về trại giam, Người cũng mỏi mệt quá rồi. Hơn nữa những cánh chim đang trong trạng thái “tìm”. Rừng già là nhà, là địa phận sống của mọi loài chim, nhưng chúng lại phải tìm “chốn ngủ”. Có lẽ, nhà thơ cũng đang lạc lõng trên chính mảnh đất Tổ quốc của mình. Sống trong một đất nước không có chủ quyền, làm sao con người lại không lạc lõng cho được.

cam nhan cua em ve bai tho “chieu toi” cua ho chi minh - Cảm nhận của em về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh
Cảm nhận của em về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.

Cánh chim cũng là biểu tượng cho nỗi nhớ quê hương:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

(“Qua đèo ngang” – Bà Huyện Thanh Quan)

Thân tù đày mệt mỏi là thế, nhưng điều khiến Hồ Chí Minh đau đáu hơn, đó là nỗi nhớ nhà, nỗi nặng lòng cho quê hương trong cảnh chiến tranh gian khổ.

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa và giá trị văn bản Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

Ngoài cánh chim chiều, Hồ Chí Minh còn đặc tả không gian rừng núi bằng hình ảnh chòm mây. Mây được tác giả cảm nhận trong trạng thái “trôi nhẹ”. Mây cũng đang chầm chậm, chầm chậm chờ bóng tối bao trùm. Từ “chòm” chỉ sự ít ỏi được đặt trong thế đối xứng với “tầng không” – không gian sâu ngút ngàn, rộng thênh thang. Cũng như cánh chim, chòm mây cũng cô đơn, lạc lõng giữa không gian như kéo dài vô tận.

  “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”

(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)

Vậy ra, chính tâm trạng cô độc, lạc lõng của tác giả khiến những vần thơ nhuốm màu sắc cô liêu, hiu quạnh.

Hai câu thơ cuối tác giả chuyển điểm nhìn về con người giữa rừng đại ngàn:

 “Cô em xóm núi xay ngô tối,

 Xay hết, lò than đã rực hồng.”

Nghệ thuật đảo trật sự vế trong câu được Hồ Chí Minh sử dụng rất đắc địa. Thông thường ta sẽ nói: vào buổi tối, ở xóm núi, cô em xay ngô. Tuy nhiên, việc đảo từ “cô em” lên đầu câu vừa để nhấn mạnh con người vừa tạo cảm giác mới lạ. Con người được miêu tả như đang hăng say lao động sản xuất, góp sức mình vào cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

Nhãn tự của bài thơ nằm trọn trong từ “hồng” ở cuối bài. Ánh sáng hồng là ánh sáng của nhiệt huyết, tựa như trái tim ấm nóng vẫn đang âm ỉ, sục sôi trong góc khuất nào đó. Ánh sáng hồng còn là ánh sáng của Đảng, của con đường cứu nước đúng đắn, là chân lí thời đại. Tâm trạng nhà thơ có sự biến chuyển biến rõ rệt từ bóng tối ra ánh sáng, từ mỏi mệt tới hăng say, từ chán trường tới lạc quan, tin tưởng. Tâm trạng ấy tôi từng bắt gặp trong thơ Tố Hữu:

Xem thêm:  Bình luận bài Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

Tóm lại, bài thơ “Chiều tối” được Hồ Chí Minh viết dưới dạng thơ thất ngôn tứ tuyệt, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, giàu sức tạo hình. Qua bài thơ, người đọc có thể thấy tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu sắc của tác giả. Đồng thời, bài thơ cũng cho thấy một nhân cách cao đẹp, tuy chịu cảnh tù đày song vẫn một lòng nghĩ về quê hương, nghĩ về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, một lòng tin tưởng và con đường cứu nước đúng đắn.

Chúng ta không chỉ biết đến Hồ Chí Minh như một vị lãnh đạo kiệt xuất, nhà chính trị tài ba, một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà văn học Việt Nam còn nhắc tới Người như một nhà thơ cách mạng rất mực nhân văn, nhân đạo.

Hoài Lê

Bài viết liên quan