Cảm nhận của em về bài thơ Nói Với Con của Y Phương


Cảm nhận của em về bài thơ Nói Với Con của Y Phương

Bài làm

Có thể nói gia đình, quê hương được xem chính là cái nôi đầu đời của mỗi con người. Những tình cảm giữa các thành viên trong gia đình luôn luôn bình dị mà ai ai trong chúng ta cũng từng được trải qua. Yêu lắm! Thương lắm tình cảm gia đình. Nói về những bài thơ viết về tình cảm gia đình hay nhất không thể không nói đến bài thơ Nói Với Con của Y Phương.

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Khi đọc đoạn thơ người đọc có thể nhận thấy được ngay đây chính là những bước đi chập chững đầu tiên. Lúc này đây thì cả gia đình tràn ngập trong "tiếng nói, tiếng cười" vô cùng hạnh phúc và yên vui. Khi đứa con lớn lên, cha mẹ vẫn luôn theo dõi bước chân của con ở trên khắp mọi nẻo đường đời. Những người làm cha mẹ luôn luôn được coi là điểm tựa vững chắc để có thể nâng đỡ từng bước con đi, không gì hạnh phúc bằng con có cha mẹ.

Mạch thơ lại bắt đầu với 7 câu thơ tiếp nói về người con khi con còn lớn lên trong cuộc sống lao động, sống trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Hình ảnh của người đồng mình chính là người vùng mình, người quê hương. Và đây là cách nói giản dị, gần gũi mà thân thuộc, mộc mạc của người miền núi.

Hình ảnh cuộc sống lao động tươi vui của người miền núi như còn được hiện ra rõ ràng:

Xem thêm:  Lòng yêu nước ngữ văn 6

Đan lờ cài nan hoa

Cách nhà ken câu hát

cam nhan ve bai tho noi voi con - Cảm nhận của em về bài thơ Nói Với Con của Y Phương

Cảm nhận của em về bài thơ Nói Với Con của Y Phương

Các dụng cụ: Đan lờ dùng để bắt cá, ken chính vách nhà làm chỗ che nắng, che mưa, tất cả những công việc lao động hàng ngày qua cách liên tưởng của tác giả Y Phương dường như trở nên thi vị, lãng mạn, đầy chất thơ. Y Phương cũng sử dụng động từ "cài", "ken" cũng lại vừa miêu tả những động tác, miêu tả những cử chỉ cụ thể, vừa nối liền cuộc sống vật chất và tinh thần. Trong quá trình lao động, xây dựng cuộc sống no ấm, cũng chính từ đó mà nảy sinh thơ ca, nhạc họa, nảy sinh đời sống tinh thần phong phú và cuộc sống như để cuộc sống đáng sống hơn.

Từ xưa đến nay thì hoa là một biểu tượng cho cái đẹp. Câu nói "Rừng cho hoa" để tâm hồn người đồng mình dường như cứ thêm phong phú, biết yêu thương, trân trọng những giá trị tinh thần. Hay là hình ảnh đường cho những tấm lòng vô cùng thơm thảo, biết sẻ chia, đồng thời cũng lại phải biết đồng cảm nỗi buồn vui. Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, vô cùng nghĩa tình đã nuôi dưỡng, cũng như luôn luôn chở che con người. Nếu như con người biết gắn bó với quê hương, quê hương lúc này đây cũng sẽ cho tất cả những gì tốt đẹp nhất cả giá trị vật chất lẫn tinh thần.

Tác giả Y Phương đã vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc, thiên về cách nói cụ thể, vừa sinh động mang được ý nghĩa khái quát mà vẫn không kém phần thi vị về vẻ đẹp cuộc sống lao động của người miền núi.

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh

Với 17 câu còn lại tác giả Y Phương nói về những đức tính cao đẹp của người đồng mình và ông cũng luôn luôn mong muốn của người cha qua lời tâm sự với con. Cứ mỗi lần người cha tâm sự với con về "người đồng mình" thì đó cũng chính là một lần phẩm chất cao đẹp của người đồng mình lại hiện ra. Nói người đồng mình cuộc sống vất vả phải lên thác xuống ghềnh. Thế nhưng giàu chí khí, biết lấy những nỗi buồn ra để mà nuôi chí lớn, người đồng mình còn biết lấy cái cao xa của đất trời làm thước đo cả nỗi buồn và chí lớn ấy.

Và nếu như người cha muốn con ghi nhớ lấy những truyền thống ấy để mà thương mà nhớ rằng:

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn…nghèo đói

Không ai có thể phủ nhận được quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là mảnh đất thiêng liêng, càng nghèo khó thì mỗi người con luôn phải càng phải gắn bó sẻ chia. Có lẽ chính bởi thế mà quê hương đi vào văn học với một niềm thương nỗi nhớ của bao thế hệ. Họ luôn luôn tự hào hát về quê hương. Hình ảnh người đồng mình thô sơ da thịt là thế nhưng không nhỏ bé về tâm hồn. Người đồng mình họ luôn luôn giàu chí khí, tâm hồn phong phú, biết đồng cảm, sẻ chia.

"Đục đá" chính là một cách nói cụ thể diễn đạt công việc lao động vất vả theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng của Y Phương thể hiện trong bài. Cho dù là phải "đục đá", thì chính họ cũng cứ vẫn muốn lao động xây dựng quê hương giàu đẹp và mong muốn được "kê cao quê hương". Ở đó có một tình yêu chân chính, luôn luôn sâu sắc phải được biểu hiện bằng hành động cụ thể. Tình yêu quê hương mà quê hương mà cũng cứ vẫn còn nghèo khó thì phải lao động để xây dựng quê hương. Còn với quê hương thì làm phong tục. Định nghĩa về phong tục ở đây chính là lối sống, nếp sống sinh hoạt đẹp đẽ của quê hương. Chính lối sống đó sẽ theo con đi bốn phương trời, luôn luôn nhớ về quê hương là nhớ những phong tục đẹp đẽ ấy.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Phản Chiêu Hồn.

– Ta nhận thấy được cũng chính từ những truyền thống đẹp đẽ của quê hương, từ những phẩm chất của người đồng mình, thì chính bản thân người cha mong muốn:

Con ơi, tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

Với thể thơ tự do, với số câu chữ sử dụng trong bài không theo khuôn định phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên lại góp phần linh hoạt của bài thơ. Thêm vào đó chính là nhịp điệu lúc bay bổng, nhẹ nhàng, có những lúc khúc chiết, rành rọt, lúc mạnh mẽ và lại còn sắc nhọn,… Tất cả cũng lại tạo ra được một sự cộng hưởng hài hoà với những cung bậc tình cảm của người cha dành cho con. Nói Với Con thực sự là một tác phẩm đặc sắc của Y Phương, bài thơ sẽ giống như tiếng hát mãi còn ngân vang cho muôn thế hệ.

Minh Tân

Bài viết liên quan