Cảm nhận của em về nhân vật Chí Phèo


Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

Bài làm

Cảm nhận của em về nhân vật Chí Phèo – Mỗi lần đọc văn Nam cao là một lần tôi rưng rưng xúc động về những trang đời đầy ám ảnh. Và có lẽ, khi nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao xuất hiện trên thi đàn văn học Việt Nam, người ta mới thấu hết nỗi đau cùng cực của thân phận người nông dân trước cách mạng bị tước đi cả nhân hình, nhân tính, bị đẩy vào bước đường cùng.

Trong dòng văn học hiện thực, Nam Cao nổi bật lên bên cạnh những cái tên khác như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Tam Lang, Nguyên Hồng, Thạch Lam… với chất văn nóng bỏng, đậm chất hiện thực. Tính nhân văn, tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao trong các tác phẩm của mình cho thấy một nhà văn hết lòng đấu tranh cho số phận bi kịch và giữ gìn nhân phẩm cao quý của người nông dân trước Cách mạng.

Tác phẩm “Chí Phèo” xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy bi kịch của nhân vật tưởng như chỉ là “rác rưởi”, ở dưới đáy cùng xã hội – Chí Phèo. Qua việc xây dựng hình tượng nhân vật này, Nam Cao muốn bộc bạch tình thương cho người dân nghèo khổ, ngợi ca tâm hồn của họ và lên án tố cáo chế độ nhà tù thực phân và bọn phong kiến tay sai đã đàn áp, chà đạp lên nhân hình và nhân phẩm của con người.

Xem thêm:  Tóm tắt tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Trước hết, Chí Phèo được Nam Cao nhắc đến vốn là một người nông dân hết sức bình thường. Chí Phèo tuy mồ côi, không rõ cha sinh mẹ đẻ nhưng lại được lớn lên khỏe mạnh nơi thôn quê nghèo trong tình thương và sự đùm bọc bác ái của người nông dân. Một anh nông dân khỏe mạnh, chất phác và có lòng tự trọng. Khi bà ba Bá Kiến bắt Chí Phèo “bóp chân”, anh ta cũng thấy xấu hổ, căm ghét cái hành động phạm vào thuần phong mỹ tục ấy lắm. Chí Phèo cũng như bao người bình thường, cũng có ước mơ nhỏ bé là có một gia đình nhỏ, chồng cày cấy, vợ ở nhà lo toan bếp núc… Ước mơ giản dị nhưng đáng quý biết bao.

Cuộc đời Chí Phèo mang tính điển hình cho người nông dân nghèo khổ, và Chí Phèo có lẽ là người nông dân nghèo nhất, khổ nhất của cả cái làng Vũ Đại – xã hội thu nhỏ này. Cuộc đời Chí nằm gọn trong con số “0” tròn trĩnh: Không cha mẹ, không bà con thân thích, không tấc đất cắm dùi, không nhà cửa… Nhưng đó chưa phải là nỗi đáng buồn thực sự trong cuộc đời hắn. 

cam nhan cua em ve nhan vat chi pheo - Cảm nhận của em về nhân vật Chí Phèo

Cảm nhận của em về nhân vật Chí Phèo

Bất hạnh thay, chỉ vì cơn ghen vô cớ của Bá Kiến mà Chí Phèo rơi vào vòng từ tội. Bi kịch của hắn vừa mới bắt đầu thực sự. Nhà tù thực dân phải dã man, tàn độc đến mức nào khi mà một anh thanh niên hiền lành, khỏe mạnh kia sau vài năm đã trở thành một kẻ mang “hình hài” của “con quỷ dữ”. Cách miêu tả chân thực của Nam Cao gây nhiều ấn tượng cho người đọc. Đầu trọc lốc, răng cạo trắng hơn, hai mắt long sòng sọc, mình đầy xăm trổ, mặt dọc ngang những vết chém, vết sẹo từ những lần rach mặt ăn vạ… Hình hài của Chí Phèo là minh chứng cho cả một chế độ tàn độc.

Xem thêm:  Anh chị nghĩ thế nào về câu nói của một nhà văn Nga: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”

Thế nhưng, Chí Phèo rơi vào bi kịch nhất khi mà hắn bị tước đoạt mất cả nhân tính. Chí Phèo xuất hiện trong tiếng chửi điên rồ “Hắn vừa đi vừa chửi…”. Hắn chửi trời, chửi đất, chửi đời, chửi cả cái làng Vũ Đại, chửi luôn cả kẻ đã sinh ra hắn… nhưng đáp lại chỉ có tiếng chó sủa. Loài người từ chối hắn, loài chó đang đuổi hắn, hắn bị cô lập và không một ai coi hắn là đồng loại. Hắn không được làm người!

Ngay đến quyền được trở lại làm người hắn cũng không có nữa. Tiếng gào thét trước khi chết cùng Bá Kiến: “Ai cho tao làm người lương thiện?” đã chứng tỏ nỗ lực cuối cùng để trở về làm người cũng không còn. Cái chết có lẽ đến như một điều tất yếu. Cái chết của Chí Phèo cũng là nước mắt, giọt máu mà Nam Cao nhỏ xuống những trang văn cho người nông dân. Con người còn nỗi đau nào lớn hơn nữa đây?

Người ta thường nói bi kịch nhất là khi ta tự ý thức được bi kịch. Chí Phèo ý thức được kẻ đã gây ra nỗi đau cho mình, thế nên hắn càng rơi vào đáy sâu của nỗi đau. Chí Phèo giết Bá Kiến giống như một con dao sắc hướng mũi về phía chế độ xã hội thối nát, bạo tàn trước kia.

Thế nhưng, ta cảm phục Nam Cao hơn cả vì nhà văn đã nhận ra phẩm chất sáng ngời của con người ta tưởng như họ không xứng đáng làm con người thông qua nhân vật Chí Phèo. Mối tình Chí Phèo – Thị Nở là chút tình người ấm áp mà ta có được sau những trang văn sắc lạnh. Thị Nở là người cứu vớt mảnh đời “nhàu nhĩ” Chí Phèo. Tình yêu của Thị Nở là niềm tin, là động lực cho Chí Phèo trở về làm người lương thiện. Tuy hành trình trở về làm người thất bại song ta vẫn cảm ơn Nam Cao vì không bỏ quên những phẩm chất đáng quý ttrong sâu thẳm bản chất con người.

Xem thêm:  Hãy nêu suy nghĩ của anh chị về lòng vị tha lớp 11

Tóm lại, với tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã thành công khi xây dựng cốt truyện và thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật một cách sống động, mới lạ và rất sắc lạnh. Thông qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao muốn mọi người tin hơn vào bản chất tốt đẹp của con người và phê phán những bất công trong xã hội cũ. Đó cũng chính là vấn đề “đôi mắt” mà Nam Cao cả đời đi tìm.

Hoài Lê

Bài viết liên quan