Nghị luận xã hội: Người chỉ biết sống vì mình thì sẽ trở thành người thừa với những người còn lại


Nghị luận xã hội: Người chỉ biết sống vì mình thì sẽ trở thành người thừa với những người còn lại

Hướng dẫn

Nghị luận xã hội: Người chỉ biết sống vì mình thì sẽ trở thành người thừa với những người còn lại

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta ai cũng đã từng nghe tới địa danh Biển Đen. Đó là một hồ nước chứa rất nhiều muối mặn chát cả nước trong hồ. Không có bất kì một sinh vật sống nào có thể tồn tại được ở trong lòng của biển Đen. Nguyên nhân chính là do nước ở biển Đen không hề chảy ra tới bất kì một nơi nào. Thậm chí, nó cũng không hề nhận thêm nước ở bất kì nơi đâu. Chính điều đó đã làm cho nước hồ càng ngày càng mặn, và theo thời gian, nước hồ nay đã mặn tới mức mà không có bất kì một sinh vật nào có thể tồn tại được ở nơi đây. Cũng giống như con người vậy. Nếu như con người chỉ toàn sống vì chính bản thân mình thì người đó sẽ trở thành người thừa đối với những người còn lại.

Chúng ta ai cũng có cuộc sống của chính bản thân mình và có quyền được lựa chọn cách mà mình sẽ sống như thế nào cho đúng. Có những người sống một cách ích kỉ, nhú nhatt. Lúc nào họ cũng chỉ biết nghĩ tới bản thân mình sẽ được những gì mà không hề nghĩ tới những người ở bên cạnh, thậm chí là người thân của chính họ. Thế nhưng, lại cũng có những người họ luôn sống bằng một thái độ tích cực, luôn giúp đỡ những người ở xung quanh mình và cố gắng hoàn thành những ước mơ của chính bản thân mình. Và chúng ta đều thấy được một điều rằng, chỉ có những người luôn quan tâm tới người khác mới có thể nhận được tình cảm đáp lại của mọi người, khẳng định được mình đang sống một cách thực sự. Bằng cách như vậy, chúng ta thấy được chúng ta cũng đang được sống, được là chính mình, là một phần của thế giới và được mọi người coi như là một phần của cuộc sống họ. Đó chính là một thành công của con người ấy. Tình cảm con người là một điều gì đó vô cùng thiêng liêng. Nếu như chúng ta chịu hi sinh vì người khác thì tin rằng, sẽ có một ngày, cũng có những người hi sinh lại vì bạn như vậy. Đó chính là quy luật nhân quả. Ai cũng có thể nhận thấy rõ ràng một điều rằng, những khi mà chúng ta sống cùng những người ích kỉ và chỉ biết sống vì chính bản thân mình thì họ luôn mong muốn nhận hết những điều tốt đẹp về họ và không chịu chia sẻ cho cho bất kì một ai. Chính bởi vậy mà những người bên cạnh họ lại phải nhận những khó khăn và vất vả thay phần của họ. Hình ảnh đó không hề thiếu trong cuộc sống ở xung quanh chúng ta khắp mọi nơi như trong lớp học, trên xe bus hay ở công viên… Và có một điều đáng buồn rằng những người như vậy lại càng ngày càng nhiều hơn. Ví như một ví dụ ngay trên xe bus. Có rất nhiều những thanh niên còn trẻ, còn khỏe vậy mà khi đi trên xe bus, họ được ngồi mà vẫn dửng dưng, không muốn nhường ghế cho những ông, bà già trên xe. Đó quả là một hành động vô cùng đáng buồn. Nếu như họ chỉ cần hi sinh, chia sẻ một chút, côi những ông bà già kia như chính ông bà của mình thì chắc hẳn đã không xảy ra tình trang như vậy.

Có những khi chúng ta tự hỏi rằng bản thân họ có khi nào tự nhìn lại chính bản thân mình và ân hận vì những hành vi của mình hay không? Có lẽ là không. Bởi những người như vậy ngày càng xuất hiện nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Họ không còn quan tâm tới những người xung quanh nữa. Lí do của sự thay đổi trong xã hội này là ở chỗ, chính những điều này không được người lớn dạy cho con cái của mình khi chúng còn nhỏ, và cũng bởi chính sức mạnh của đồng tiền. Trước những cám dỗ của đồng tiền thì những việc làm sai trái khiến cho con người không nhận thấy sự hối lỗi, họ cũng không còn nhận biết thế nào là tự trọng và liêm sỉ. Để trở thành những “ người này người kia” mà thậm chí họ không còn cố gắng tự đi lên bằng chính khả năng của mình mà chỉ trông chờ vào việc lấy thành tích và công sức của người khác.

Sống không chỉ là chỉ biết tới bản thân mình mà còn phải chia sẻ với những người xung quanh. Có như thế, chúng ta mới nhận ra được ý nghĩa thực sự của cuộc sống này và thấy được cuộc đời tươi đẹp như thế nào

Theo Khotangvan.com

Bài viết liên quan