Phân tích bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương của Phan Bội Châu hay nhất


Đề bài: Phân tích bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương của Phan Bội Châu

Bài làm

Phan Bội Châu không chỉ là một trong những chí sĩ yêu nước đầu tiên của nước ta mà ông còn được biết đến bởi những bài thơ hay do ông sáng tác. Một trong số đó là bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương.

Trong quá trình hoạt động thì ông chủ trương thành lập và phát triển phong trào Đông Du, đó chính là phong trào đưa những thanh niên ưu tú sang Nhật để học tập, tiếp thu những tiến bộ của họ để chuẩn bị lực lượng nòng cốt cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Trước lúc lên đường thì ông đã viết bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương để bày tỏ tâm trạng, cảm xúc của mình trước khi từ giã bạn bè, đồng chí của mình:

Phiên âm chữ Hán:

“Sinh vi nam tử yếu hi kì

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di

Ư bách niêm trung tu hữu ngã

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế

Hiền thánh liêu nhiên tục diệc si

Nguyện trục trường phong đông hải khứ

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”

phan tich bai tho luu biet khi xuat duong cua phan boi chau hay nhat - Phân tích bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương của Phan Bội Châu hay nhất

Phân tích bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương

Có thể thấy bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của lớp nhà Nho tiên tiến. Họ mang những ý tưởng mạnh mẽ, táo bạo, mang theo những nhiệt huyết và khát vọng giải phóng dân tộc. Bài thơ được viết bằng chữ Hán và theo thể thất ngôn bát cú Đường luật khiến cho ý thơ trở nên hàm súc, trang trọng. Ngay hai câu đầu của bài thơ thì Phan Bội Châu đã làm toát lên quan niệm về chí làm trai:

Xem thêm:  Phân tích một bài ca dao mà em yêu thích

“Sinh vi nam tử yếu hi kì

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”

(Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời”

Câu thơ giống như sự nối tiếp chí làm trai trong thơ Nguyễn Công Trứ. Dấu ấn ở câu thơ đầu đó chính là hai chữ “hi kì”, có nghĩa là hiếm lạ, khác thường. Nó có thể được hiểu theo tính chất lớn lao, kì vĩ, là trọng trách mà người nam tử phải gánh vác, phải thể hiện. Đó chính là lý tưởng về chí làm trai của Nho gia và khiến bao đáng nam nhi phải băn khoăn. Phạm Ngũ Lão vốn là danh tướng đời Trần cũng không tránh khỏi sự băn khoăn ấy:

“Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”

Có thể thấy quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu đã khiến giới trẻ nể phục và noi theo. Đến câu thơ thứ hai bổ nghĩa cho câu thơ thứ nhất, song song với việc làm nên những điều lớn lao và lạ thì phải tự làm chủ chính bản thân mình. Trong quá trình vận động của càn khôn thì bản thân phải là người can dự vào, là một phần nguyên nhân khiến nó “chuyển dời”. Cảm hứng về chí làm trai của Phan Bội Châu ở thời kỳ đó chính là bởi xuất phát từ lý tưởng của những nhà Nho yêu nước đồng thời mang tính chất cách mạng. Ông là người luôn muốn chủ động, không khuất phục trước cuộc đời, trước hoàn cảnh:

Xem thêm:  Chất chữ tình và màu sắc anh hùng ca trong Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu.

“Ư bách niên trung tu hữu ngã

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy”

(Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai)

Giống như một lời khẳng định mang theo sự khí phách của một bậc đại trượng phu về sức mạnh của mình trước càn khôn. Tác giả đề cao cái tôi cá nhân của mình và đặt ngang hàng bản thân với cái “trăm năm” để khẳng định trách nhiệm của bản thân với cuộc đời, với vận mệnh của dân tộc. Phan Bội Châu đã đưa ra lời kêu gọi những thanh niên trí thức cùng nhau góp sức tranh đấu vì cách mạng dân tộc. Cũng chính bài thơ này đã cảnh tỉnh giới thanh niên trí thức để họ có thêm sự quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Tiếp nối việc khẳng định chí nam nhi ấy thì nhà thơ đã nói đến trách nhiệm của mình với non sông, đất nước:

“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế

Hiền thánh liêu nhiên tục diệc di”

(Non sông đã chết, sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài)

Dễ nhận ra lẽ nhục vinh của nhà thơ gắn liền với an nguy của non sông đất nước. Câu thơ thứ năm đã bày tỏ một cách dứt khoát thái độ của tác giả đó là khi đất nước lâm nguy thì học sách vở thánh hiền cũng vô ích mà theo ông cần phải Duy Tân đất nước, phải vươn ra thế giới để học hỏi những tiến bộ của họ chứ không phải cố chấp, bảo thủ giữ lấy tư tưởng Nho gia. Chính vì tư tưởng đó nên tác giả đã bày tỏ khát vọng, ước muốn của mình:

Xem thêm:  Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước vào trường THPT hay nhất

“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”

Bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương với khí thế hào hùng, sục sôi nhiệt huyết nhà thơ đã cho thấy hình ảnh mang tầm vóc kỳ vĩ, lớn lao. Đó chính là nơi mà nhà thơ hướng tới, muốn vượt ra khỏi sự nhỏ bé, quẩn quanh để tìm thấy con đường cho cách mạng, con đường giải phóng dân tộc.

Loan Trương

Bài viết liên quan