Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ


Đề bài: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Người ta thường nói, một nhà thơ giỏi là một người cần lấy cái tinh tế, nhạy cảm để tả chứ không cần phải vẽ lại hiện thực qua trang giấy giống họa sĩ. Và đúng là như vậy, nhà văn Thanh Hải đã đã dùng những nét tinh tế trong tâm hồn, sự nhạy cảm của một nhà thơ để có thể sáng tác ra bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” khi ông còn nằm trên giường bệnh. Nếu chỉ là một người độc giả lần đầu tiên đọc bài thơ thì có lẽ phải thốt lên rằng: tại sao nhà thơ lại có thể tả mùa xuân một cách chân thật nhưng lại mang trong mình một tâm hồn yêu quê hương đến vậy? Để có thể trả lời cho câu hỏi ấy thì chỉ chỉ có thể nói rằng: không có ai ngoài Thanh Hải lại có những cảm nhận sâu sắc đến vậy khi nhắc về mùa xuân, một mùa xuân mới của quê hương, của đất nước.

Bài thơ dù được viết trên giường bệnh nhưng lại không hề buồn bã mà ngược lại, nó tràn đầy sự cống hiến, hiến dâng hết mình của người chiến sĩ cách mạng đối với cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta. Đó chính là lòng tin vào chế độ mới, niềm tin với đất nước, với cuộc đời khi đất nước ta bắt đầu bước sang một trang sử mới, một chế độ mới, một mùa xuân mới. Thông qua bài thơ, nhà thơ muốn gửi gắm một ý nguyện sâu sắc: “Mỗi một con người đều là một mùa xuân nho nhỏ, và từ đó, tất cả sẽ làm nên một mùa xuân kỳ diệu, một mùa xuân vĩ đại của quê hương, đất nước.”

Điều gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc chính là nhan đề của bài thơ – mùa xuân nho nhỏ. Ngay từ chính nhan đề đã cho ta những gợi nhớ về mùa xuân: Mùa xuân là mùa đầu tiên của một năm, là mùa đâm chồi nảy lộc, là mùa của sự đâm hoa, kết trái. Nhưng mùa xuân cũng gợi cho ta một cái gì đó rất khiêm nhường – đó cũng chính là mùa xuân của mỗi con người, mùa xuân ấy sẽ góp lại để làm nên một mùa xuân vĩ đại. Cũng chỉ đơn giản và khiêm tốn vậy thôi, nhưng đó lại chính là tiếng lòng của nhà thơ khao khát được hiến dâng, được cống hiến. Khổ thơ mở đầu, tác giả đã cho ta thấy một bức tranh thiên nhiên đầy cảm xúc:

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về Uống nước nhớ nguồn

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Đó là một bức tranh vẽ về mùa xuân trên xứ Huế thương. Bức tranh muốn đạt đến sự chuẩn mực đều cần một nét vẽ chủ đạo, và từ nét vẽ đó mới có sự sinh sôi, nảy nở trên nền đất trời của mảnh đất cố đô. Nét vẽ ấy là sự vận động của một bông hoa vươn lên trên dòng sóng “xanh biếc” lượn lờ bao quanh kinh thành Huế. Trên cái nền xanh đó lại có sự điểm xuyết của sắc tím – màu sắc đặc trưng của xứ này hay đây cũng chính là biểu tượng đặc trưng cho mùa xuân trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Chỉ bằng một từ cảm thán “Ôi”, phải chăng đó chính là lời giao cảm của nhà thơ với loài chim “báo xuân”? Bởi lẽ, nhà thơ đã trao cho con chim tâm trạng của một con người đang tràn đầy hạnh phúc, tràn đầy niềm vui. Đó là tiếng hót ngây ngất, đáng yêu, đó là tiếng lòng của tác giả đang hòa với khí xuân đang tràn ngập khắp nơi.

Mùa xuân, đó là thứ âm thanh vô hình, vô ảnh mà nhà thơ đã hữu hình hóa thành từng giọt nước, rơi xuống lòng bàn tay. Cái thứ âm thanh kia vô tình rơi xuống, lan tỏa toàn cơ thể bằng cảm giác, thị giác rồi chuyển thành cảm giác, xúc giác. Tiếng chú chim chiền chiện đang hót hay phải chăng đó chính là tiếng lòng của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên, đất nước? Dù bài thơ viết trong những ngày đông, tháng giá, những hình ảnh mà tác giả đang vẽ nên trong bài thơ không phải là hình ảnh tả thực mà ngược lại đó chỉ là những hình ảnh trong tưởng tượng của tác giả. Ấy vậy mà sao nó lại hay thế, chân thực đến thế? Quả thật, để có thể vẽ nên một bức tranh trong tưởng tượng của tác giả quả là một việc không hề dễ dàng, nhưng sao nhà thơ Thanh Hải lại có thể khắc họa tài tình đến vậy? Bởi, trong tâm hồn của người nghệ sĩ tài hoa ấy luôn có niềm tin, luôn căng tràn sức sống và tình yêu với quê hương, với đất nước sẽ không thể bị ngăn cấm, bị chia rẽ bởi chiếc giường bệnh hay 4 bức tường trắng xóa.

Mùa xuân người cầm súng

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Có dàn ý chi tiết)

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

Ðất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Ðất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Nhịp điệu, âm hưởng của bài thơ đã thành những khúc nhạc trải dài và sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc ngữ pháp theo câu thơ xứng đôi. Xuyên suốt toàn bài thơ là nhịp thơ hài hòa, hô ứng rất cân đối. Đó là nhịp điệu hối hả, xôn xao, gợi ra những hành khúc rộn ràng, hối hả của những đoàn quân vô tận, của những người lính, những người công nhân đang ngày đêm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tác giả đã sử dụng các nói hoán dụ để có thể mở ra một bức tranh tràn đầy sức sống, hừng hực khí thế của những đoàn quân đang tràn đầy tình yêu, đang tràn đầy niềm tin và khát vọng chiến đấu. Bài thơ như một lời kêu gọi, ngợi ca, thôi thúc con người ta phải tin tưởng, phải vừng bước vào cuộc sống mới, vào những chân trời mới đang mở rộng trước mắt chúng ta.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc. Cho đến khổ 4, khổ 5, vẫn là mùa xuân ấy, nhưng mùa xuân to lớn, mùa xuân vĩ đại của cả đất nước ấy đã trở thành mùa xuân nho nhỏ, mùa xuân trong mỗi con người. Nhà thơ đã sử dụng thành công nghệ thuật điệp cấu trúc và mỗi câu thơ chính là một phép điệp, để có thể nhấn mạnh, để có thể chỉ cho người đọc hiểu được nỗi lòng trong tâm hồn của nhà thơ.

Cái chủ thể trữ tình của nhà thơ đã chuyển thành cái tôi trong mỗi con người, thay chúng ta nói lên khát vọng được khát khao, được cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc, cho Quốc gia, cho dân tộc ta. Điệp từ “ta làm, ta muốn” trong 2 khổ thơ này đã phần nào cho ta thấy được sự lao động, sự cống hiến của mỗi con người, mỗi cá nhân dù khao khát mãnh liệt, nguyện cống hiện hết mình, nhưng cũng rất khiêm nhường, rất bình dị.

Đó phải chăng chỉ là một nốt trầm, một bản đệm nhưng lại hòa chung vào bản hòa ca của đất nước, của dân tộc. Nó đã thể hiện ý thức công dân của nhà thơ khi biến mình thành một mùa xuân nho nhỏ để có thể hòa mình vào mùa xuân lớn lao, mùa xuân vĩ đại của dân tộc. Mỗi lời thơ như mỗi lần nhà thơ Thanh Hải tự soi vào lòng mình một mùa xuân nho nhỏ. Nhà thơ biết và nhận thức được về sự ra đi của mình, nên bài thơ như là một lời tự đánh giá, một lời tổng kết về cuộc đời của chính tác giả. Chữ “lặng lẽ” mà tác giả sử dụng như thay một cách hiến dâng, không quá khoa trương, không cần đòi hỏi cuộc đời phải đáp lại những gì mà ta đã hiến dâng. Đó là một sự dâng hiến tự nguyện, một sự cho đi mà không hề nhận lại. Cái đáng giá của tác giả về cả cuộc đời mình, về niềm tự hào thầm kín vượt ra ngoài cái riêng để có thể hòa vào tiếng nói chung. Thanh Hải đã trao gửi bài học làm người của cuộc đời khi được cống hiến, được hiến dâng khi mái đầu đã bạc. Qua đó, nhà thơ muốn gửi gắm đến người đọc ý nghĩa triết lý sâu xa, về quan niệm sống theo xã hội chủ nghĩa – đó là quan niệm sông vì mọi người.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tự tin và tự phụ

Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế…

Khổ cuối của bài thơ, tác giả muốn nhấn mạnh lại tình yêu của mình với quê hương, với đất nước: “đất nước dài bao nhiêu thì tình yêu của nhà thơ cũng sẽ dài bấy nhiêu. Và đó cũng chính là lời chia tay với cuộc đời. Dù nhà văn có mãi mãi rời xa thì cái khát vọng, khát khao cống hiến của nhà thơ sẽ không bao giờ vơi mà ngược lại, nó sẽ cùng tồn tại và cống hiến mãi mãi cho quê hương, đất nước.

Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ đặc sắc nhất của nhà văn Thanh Hải. Bài thơ là niềm khao khát được cống hiến, được hiến dâng đầy xúc động, qua đó chúng ta càng thấu hiểu hơn về bài học làm người của nhà thơ đã trao cho chúng ta trước khi ra đi. Dù nhà thơ có ra đi mãi mãi, nhưng tâm hồn ông vẫn sẽ ở mãi nơi đây, với tình yêu quê hương, với khát vọng cống hiến sẽ không bao giờ nhạt phai.

Nguồn: Bài văn hay

Bài viết liên quan