Phân tích bài thơ Vội Vàng của tác giả Xuân Diệu


Phân tích bài thơ Vội Vàng của tác giả Xuân Diệu

Bài làm

Thơ mới được biết đến chính là một thế giới có biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc, một thế giới nghệ thuật muôn hình vạn trạng. Và được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới không thể không nói đến Xuân Diệu. Với một hồn thơ “sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” thì Xuân Diệu say đắm tình yêu, ngây ngất và say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt,…Tất cả các điều đó thể hiện ở trong tác phẩm “Vội vàng” của ông.

Khi đọc bài thơ “Vội vàng” cũng đã bắt đầu bằng bốn câu thơ ngũ ngôn tưởng như cứ bị lệch nhịp so với toàn bài. Đồng thời cũng lại nói lên một ước muốn lạ thường:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Đọc ngay những câu mở đầu tiên thôi thì Xuân Diệu đã bộc bạch thổ lộ lòng mình trực tiếp bằng hai chữ đó là:“tôi muốn” mang một sự chủ động. Thực sự chính mong muốn ấy không phải dời non lấp bể, hay những mong muốn lớn lao như xây thành đắp lũy mà ao ước, ước muốn tưởng như dị thường đó là chuyện tắt nắng, buộc gió. Người thi sĩ luôn luôn muốn tắt nắng để màu không nhạt phai đi, mong muốn buộc gió để hương đừng bay. Đây chính là ước muốn đoạt quyền tạo hóa. Và tiếp đến các khổ thơ sau được tác giả đi sâu và lý giải bằng cặp mắt “xanh non biếc rờn”. Tác giả đã phát hiện ra cả một thiên đường trên mặt đất với bao màu sắc, có cả âm thanh và ánh sáng:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Xuân Diệu cũng đã vẽ ra được một bức tranh cuộc sống hiện ra tựa như một bữa tiệc nơi trần gian như đang gợi mời gọi hấp dẫn. Sử dụng từ “Này đây” được nhắc đến rất nhiều lần mà không hề gợi sự thừa thãi trong câu chữ. Tất cả như cũng đã khẳng định thời gian thơ lúc này đây, tại đây. Cuộc sống nơi trần thế với bao nhiêu điều hấp dẫn. Nơi trần thế thật đẹp khi có bướm ong dập dìu, yến anh tình tự. Thế rồi cũng là nơi có màu xanh đồng nội, có thể cả màu lá phất phơ. Đồng thời cũng chính là một nơi có âm thanh của khúc tình si, nơi có ánh sáng của bình minh tựa như hàng mi chớp dịu. Thực sự lúc này đây tất cả đều gợi ra một bức tranh thiên nhiên cứ ngồn ngộn sự sống, dạt dào sắc xuân tươi đẹp.

Xem thêm:  Bàn về thơ, nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Quy... nội tâm”. Còn nhà phê bình Nga Bi-ê-lin-xki cho rằng: “Bất... xã hội”. Anh (chị) suy nghi gì về những ý kiến trên. Chứng minh qua một hiện tượng thơ ca mà anh (chị) tâm đắc

Nhưng có lẽ chính cái đặc sắc và để lại ấn tượng sâu nhất trong mỗi người là câu thơ được thể hiện như sau:

Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần

Có thể đáng giá là một câu thơ “hoàn toàn Xuân Diệu”. Thi sĩ Xuân Diệu cũng đã hữu hình hóa cái vô hình, tác giả cũng đã vật chất hóa một khái niệm thời gian bằng vị cảm. Đặc biệt hơn, chính cái điều thi sĩ cảm được từ tháng giêng lại là một cặp môi gần của chính phụ nữ – nó vừa quyến rũ, đã thế lại vừa tươi hồng, vừa mời gọi. Độc giả như đã chợt ngộ ra cái đẹp của con người trong mắt nhà văn mới là cái đẹp chuẩn mực nhất. Với tác giả thì chính con người mới là trung tâm cho mọi sự so sánh. Ta nhận thấy được rõ ràng ở đây có cả một sự thay đổi lớn về quan niệm thẩm mỹ. Thế rồi cũng chính người xưa ví vẻ đẹp người con gái với hoa, núi, nước, mây. Riêng với Xuân Diệu lại có một cái nhìn của một con người vô cùng hiện đại và mong muốn tôn vinh cho con người.

phan tich bai tho voi vang - Phân tích bài thơ Vội Vàng của tác giả Xuân Diệu

Phân tích bài thơ Vội Vàng của tác giả Xuân Diệu

Thế rồi chính niềm say mê tha thiết với hương sắc trần thế mà trong thi sĩ đã nảy sinh một xúc cảm khác. Thế rồi những lo sợ thời gian trôi sẽ làm nhạt phai thanh sắc của đời. Cũng chính bởi thế mà ngay sau những câu thơ tươi vui kia, thêm với đó thì mạch thơ chuyển ngay sang những điệu thơ trầm lặng, trĩu nặng suy tư hơn nữa:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Tác giả Xuân Diệu bằng nhãn quan tinh nhạy của mình ông cũng đã thấy được cái tươi mới, tươi non.

Xem thêm:  Giải thích về câu tục ngữ: Ta về ta tắm ao ta dù trong hay đục ao nhà vẫn hơn

Nếu như mà suy nghĩ một cách sâu hơn thì nhà thơ Xuân Diệu là một người có khát khao luôn luôn giao cảm mãnh liệt với cuộc đời. Chính Xuân Diệu đã nhận ra được cái đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người là mùa xuân, tình yêu và cả tuổi trẻ. Khi mà đánh mất những điều đó thì cuộc đời chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Và nếu như người xưa quan niệm thời gian tuần hoàn, người ta cũng đã lấy sinh mệnh vũ trụ để tính vòng đời. Cuộc đời mỗi con người họ cũng luôn luôn tin đời người là kiếp luân hồi, đi rồi sẽ trở lại. Còn đối với tác giả Xuân Diệu ông lại nhìn thời gian trong sự tuyến tính để có được những nhận thức đúng đắn về đời người.

Thế rồi khi đứng trước dòng đời ngược xuôi trôi dạt, đôi mắt tinh nhạy của người nghệ sĩ nhìn đâu cũng thấy chia li xa cách mà thôi:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng buồn vì nỗi phải bay đi

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa

Chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa…

Chính những năm tháng năm được cảm nhận qua mùi, qua vị. Thế rồi cũng chính mùi và vị của nó chính là chia phôi. Thế rồi cũng chính câu thơ được chuyển đổi cảm giác, thế rồi cũng còn là sự tương giao giữa các giác quan khiến cho ta tưởng như người thi sĩ dường như cứ nhìn đâu cũng thấy chia lìa. Khi đó đi đâu cũng thấy chia phôi. Ta đọc thấy đoạn thơ man mác bâng khuâng, luôn luôn ngậm một nỗi tiếc nuối bùi ngùi. Thế rồi tất cả hiện vật, sự vật trên thế gian đều không được vẹn tròn ngày vui. Xuân Diệu như mong muốn tận hưởng trọn vẹn, tận hưởng hết cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.

Xem thêm:  Tả con chim chích chòe lớp 4

Khi ông cũng đã bộc lộ được bao khao khát mãnh liệt, khao khát để được giao cảm tận độ với đời, để có thể hưởng được trọn vẹn hạnh phúc. Mong muốn khao khát tận hưởng và tận hiến:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Đoạn thơ này như đã thể hiện được mong muốn mãnh liệt, khát vọng mãnh liệt và từ đại từ “tôi” cho đến từ “ta” như nói đượcc khát vọng chung của mọi người. Tất cả đó chính là những điều mà thi sĩ mong muốn khát khao giao cảm với đời, giao cảm với thiên nhiên. Ấn tượng nhất đó chính là câu thơ cuối cùng như một sáng tạo đặc biệt, thế rồi gợi cảm giác mạnh như một nốt vĩ thanh đã ngân vang, vút lên ở cuối bài trong một thi phẩm tràn trề cảm xúc cảm giác chiếm lĩnh:

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi

Thế rồi hương sắc xuân hồng dường như cũng lại vừa gợi màu, vừa gợi vị, vừa đập vào thị giác. Đồng thời cũng lại tác động đến cảm giác, thêm một lần nữa thi sĩ hữu hình hóa cái vô hình, Xuân Diệu coi xuân hồng như phần tươi ngon nhất của cuộc đời, để muốn cắn và nuốt trọn nó. Thực sự đây cũng chính là một cái kết mạnh đã cho Xuân Diệu mà ông cũng tổng kết triết lý nhân sinh của mình đó chính là: Cũng chính lẽ cuộc đời trôi đi không đứng đợi mà con người ta cũng cần sống tận hưởng và tận hiến trong từng giây phút cuộc đời, và đặc biệt nhất là khi còn đang ở tuổi trẻ.

Người ta nhận xét Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Xuân Diệu là nhà thơ mới không chỉ là một nhà thơ mới về tư tưởng và mới về cách thể hiện  “mới” không chỉ ở tư tưởng mà “mới” cả ở cách thể hiện. Tác giả như đã góp vào thi đàn thơ ca Việt Nam một tuyệt phẩm về tình yêu một bài thơ ấn tượng – Vội Vàng.

Minh Tân

Bài viết liên quan