Sự nghiệp văn học của Nam Cao


Sự nghiệp văn học của Nam Cao

Nam Cao (1917 – 1951) tên thật là Trần Hữu Tri quê tại Đại Hòa, quân Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Là một trong những đại diện xuất sắc của trào lưu văn học hiện thưucj phê phán trước năm 1945 cũng là một cây bút tiêu biểu nhất của chặng đầu văn học mới sau cách mạng. Thời gian hoạt động nghệ thuật ngắn ngủi nhưng ông đã để lại một khối lượng sáng tác có giá trị góp phần lớn cho nền văn học dân tộc.

Cuộc đời là sự nghiệp sáng tác nghệ thuật chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn trước cách mạng: sáng tác đầu tay cảu ông mạng nặng khuynh hướng lãng mạn thoát li thi vị hóa hiện thực. Cho đến năm 1941 khi kiệt tác “ Chí Phèo” ra đời Nam Cao mới chuyển sang trường phái hiện thực kết tụ những tên tuổi lừng danh như; Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng … Nam Cao đã từ bỏ quann điểm nghệ thuật vị nghệ thuật chuyển thành nghệ thuật vị nhân sinh và trở thành nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc.

Trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu có 60 truyện ngắn, một truyện vừa và một tiểu thuyết các sáng tác cảu Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính là người tri thức nghèo và người nhân dân nghèo với tư tưởng bao trùm là nỗi đau trước tình trạng xói mòn nhân phẩm của con người do cuộc sống nghèo đói đẩy tới.

Xem thêm:  Phân tích ngắn gọn đoạn trích Ông Già và Biển Cả của Hê minh uê.

Nam Cao là nhà văn kiêm thầy giáo trường tư nên thường xuyên bị thất nghiệp vì thế, Nam Cao hiểu biết khá tường tận về tầng lớp trí thức nghèo thành thị. Ông đã có những tác phẩm xuất sắc về đề tài này như: Sống mòn, Trăng sáng, Đời thừa … Nam Cao miêu tả một cách chân thực tình trạng sống dở, chết dở nghèo khổ, tủi cực của những trí thức khắc sâu tấn bi kịch tinh thần của họ. Đó là bi kịch của những con người có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống về nhân phẩm cống hiến tài năng của mình cho xã hội nhưng kết cục lại bị gánh nặng cơm áo gạo tiền ghì sát đất khiến chết mòn về mặt tư tưởng bị hủy hoại dần phẩm chất người phải sống cảnh “đời thừa”.

Là nhà văn sinh ra và lớn lên ở nông thân gắn bó với máu thịt, với nhận thức Nam Cao viết hàng loạt các tác phẩm có giá trị: Chí phèo, Lão Hạc, Tư cách mõ, Một bữa no… đề tài hẹp những chủ đề lớn, ý nghĩa sâu sắc. Nam Cao không chỉ phản ánh một cách chân thực, thấm thía cuộc sống tối tăm thê thảm của những người nông dân mà còn phát hiện sâu sắc tình trạng bị hủy diệt nhân tính khi họ bị đẩy đến bước đường cùng không lối thoát. Nhưng điều quan trọng cái nhìn hiện thực nghiêm ngặt nhưng đầy tình thương của Nam Cao đã phát hiện đằng sau những tâm hồn đã bị hủy diệt ánh sáng của nhân phẩm (Chí Phèo).

Xem thêm:  Lòng nhân ái và cuộc sống của con người.

Nam Cao là một trong số ít những nhà văn đã đi theo con đường cách mạng ngay từ thời kì đầu. Ông nhiệt tình dùng ngòi bút để phục vụ cách mạng. Những tác phẩm sau cách mạng gồm: nhật kí ở rừng, kí sự truyện biên giới, đặc biệt truyện ngắn “ Đôi mắt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của văm suôi thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. Những sáng tác của Nam Cao dù trước cách mạng hay sau cách mạng đều thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo vừa chân thực sinh động vừa sâu sắc triết lí. Giọng điệu đa thanh, sắc sảo trong việc khai thác, khám phá quá trình tâm lí nhân vật. Nam 1951 khi đang trên đường đi công tác ông đã anh dũng hy sinh.

Cuộc đời lao động vì lí tưởng nhân đạo, vì lí tưởng cách mạng và sự hy sinh anh dũng của Nam Cao mãi là tấm gương cao đẹp của. Nam Cao vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I(1996). Nam Cao xứng đáng là nhà văn hàng đầu của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX, nhà văn lớn của nền văn học dân tộc.

Nguồn: Bài văn hay

Bài viết liên quan